Thông báo : Hạn nộp hồ sơ đăng ký học bổng 5/8/2024
Đăng ký ngay

La Trobe Blog

Thử sức kinh doanh, xây dựng business triệu đô với Amazon FBA (Phần 2) – Nghiên cứu sản phẩm để bán

Kiến thức chuyên ngànhLưu trữNghiên cứu

Thử sức kinh doanh, xây dựng business triệu đô với Amazon FBA (Phần 2) – Nghiên cứu sản phẩm để bán

Bài viết sau đây nằm trong series chia sẻ về phương pháp bán hàng trên Amazon với FBA. Phần 2 này tập trung vào bước đầu tiên để bắt đầu FBA: Nghiên cứu sản phẩm để bán.

Chúng ta sẽ học cách tìm những sản phẩm có thể thuê gia công ở ngoài để sản xuất và dán nhãn của chúng ta để tạo thành 1 sản phẩm mới, sau đó bán lên Amazon. Chúng ta được phép bán với giá bao nhiêu tùy ý và không phụ thuộc vào ai cả.

Để làm được bất cứ cái gì bạn cũng cần nắm rõ quy trình của nó và bản chất của nó. Sau đây là quy trình cơ bản:

Quy trình:

  • ​Nghiên cứu chọn sản phẩm

  • Tìm kiếm supplier

  • Order hàng

  • Promotion

  • Scale: mở rộng dòng sản phẩm, mở rộng thị trường khác

  • Outsource

Tại sao nghiên cứu chọn sản phẩm là quan trọng nhất?

Trong kinh doanh, sản phẩm luôn là yếu tố quan trọng nhất để quyết định sự thành công của một doanh nghiệp. Bạn có cố gắng thế nào đi chăng nữa để đưa sản phẩm đến tay khách hàng nhưng sản phẩm không tốt hoặc không đúng nhu cầu của khách hàng thì cũng sẽ dẫn đến thất bại toàn tập.

Bởi vậy việc chọn một sản phẩm đúng đắn để bán là yếu tố sống còn cho sự thành công của bạn. Hy vọng bạn hiểu được điều đó và thực hiện nghiên cứu sản phẩm một cách nghiêm túc.

A. Vậy làm sao để biết được một sản phẩm có khả năng bán tốt hay không?

Tất nhiên chúng ta không thể đoán mò, tìm bừa một sản phẩm nào đấy rồi hi vọng nó bán tốt được. Sau đây là những tiêu chí quan trọng mà bạn cần lưu ý kiểm tra mỗi khi tìm sản phẩm.

8 Tiêu chí khi chọn sản phẩm

  • ​Giá trung bình của sản phẩm trong khoảng $15-$60

  • Cân nặng dưới 1lb

  • Có Best seller ranking từ 500-5000

  • Có thể private labelling

  • Sản phẩm đơn giản

  • Sản phẩm evergreen

  • Profit không quá thấp (trên 30% là ok)

  • Số review dưới 2000

Sau đây từng tiêu chí sẽ được phân tích một cách cụ thể để bạn có thể hiểu rõ hơn. Mỗi khi quyết định có bán một sản phẩm hay không bạn nên soi xem có thỏa mãn hết các tiêu chí hay không.

1. Sản phẩm Evergreen

Thứ nhất là sản phẩm phải bán được quanh năm mà không phải là những sản phẩm theo thời vụ. Không bán bán chộp giật một thời gian xong rồi nghỉ.

Ví dụ như những sản phẩm ăn theo Pokémon hay Star War là những sản phẩm chỉ HOT ở một thời điểm nhất định và không bán được quanh năm.​

2. Giá trung bình của sản phẩm trong khoảng $15-$60

  • ​Giá bán dưới 60$ để đảm bảo bạn không mất quá nhiều chi phí ban đầu để đặt hàng và test market. Trên $15 để đảm bảo bạn bán vẫn sẽ có lãi.
  • Người mua hàng sẽ thoải mái hơn với những mặt hàng trong khoảng giá này và sẽ không quá đắn đo khi mua.
  • Những mặt hàng trong tầm giá này thì sẽ khá đơn giản để tìm nhà cung cấp sản xuất cho bạn.
  • Khoảng giá của sản phẩm là yếu tố rất quan trọng.

3. Cân nặng dưới 1lb

Cân nặng sản phẩm là yếu tố thứ 3 bạn cần để ý. ​Sản phẩm càng nặng thì profit của bạn càng ít đi do bạn sẽ phải trả thêm cho chi phí shipping và phí trả cho Amazon. Nên chọn sản phẩm càng nhẹ thì sẽ tốt hơn.

Bạn có thể dễ dàng tìm thấy cân nặng của những sản phẩm tương tự trong phần “Product detail” trước khi quyết định có bán sản phẩm đó hay không (1lb = 16ounces)

4. Sản phẩm tương tự có Best-seller ranking (BSR) từ 500-5000

BSR là cách mà Amazon xếp hạng sản phẩm trong category của nó. Mỗi category lại có những ranking khác nhau. Ngoài ra BSR của sản phẩm còn cho bạn biết nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm đó. Nếu một sản phẩm ranking cao hơn đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều sale hơn nhưng cũng cạnh tranh cao hơn, ngược lại sản phẩm có ranking thấp hơn thì sẽ cạnh tranh thấp nhưng lượng sale cũng ít.

Có một lưu ý nhỏ đó là khi nói đến BSR ​thì chúng ta chỉ nhắc đến BSR của category ngoài cùng, không tính đến những category nhỏ bên trong. Ví dụ như sản phẩm dưới có ranking ở rất nhiều category nhưng cái bạn nên quan tâm duy nhất là rank #12 ở Office Products. Còn những cái khác bạn cứ việc mặc kệ.

Chúng ta sẽ không chọn những sản phẩm cạnh tranh quá khốc liệt, hoặc những sản phẩm không cạnh tranh nhưng chả ma nào thèm mua. Khoảng phù hợp là từ 500-5000. Và độ cạnh tranh cũng sẽ khác nhau ở từng category khác nhau.

5. Có thể private label

Trong khi nghiên cứu sản phẩm các bạn nên chọn những sản phẩm có thể dễ dàng tìm kiếm supplier để sản xuất cho bạn. Tránh cạnh tranh với những sản phẩm mà có một thương hiệu nào đấy gần như độc chiếm thị trường.

Các bạn cũng chú ý tránh những sản phẩm được cấp bằng sáng chế vì khả năng cao khi bạn list hàng lên Amazon thì sản phẩm của bạn sẽ bị kiện và gỡ xuống. Đặc điểm nhận dạng dễ thấy của những sản phẩm đã được đăng ký sáng chế đó là khi bạn tìm kiếm sản phẩm đấy trên Amazon chỉ có 1 hoặc 2 brand bán. và thường có khá nhiều mẫu mã đa dạng nhưng chức năng như nhau.

6. Sản phẩm đơn giản

Một điều nữa mà bạn cũng nên khá quan tâm là sản phẩm đơn giản. Bạn đừng nên bán những sản phẩm phức tạp, không có nhiều thành phần hoặc bộ phận. Dễ dàng sử dụng và vận chuyển. Tránh những mặt hàng dễ vỡ. Tốt nhất chỉ nên có một công dụng.

​7. Profit không quá thấp

Bạn có thể check nhanh giá của một sản phẩm bất kỳ nhờ Alibaba. Cần phải nhấn mạnh rằng giá bạn nhìn thấy không phải là giá thực của sản phẩm. Cách duy nhất để biết giá của sản phẩm là liên hệ supplier. Chi tiết sẽ được nói ở phần sau. Còn bây giờ trước khi chọn một sản phẩm bạn nên lướt qua Alibaba xem giá trung bình khoảng bao nhiêu. Nếu rơi vào tầm 20-25% giá bán trên Amazon thì ok. Bởi vì ngoài chi phí sản xuất của mỗi sản phẩm ra bạn còn phải chi trả cho phí shipping, phí Amazon FBA…​

8. Số review nhỏ hơn 2000

Những review của sản phẩm bạn muốn bán phải nhỏ hơn 2000. Nếu sản phẩm có trên 2000 review thì sẽ khó để cạnh tranh hơn.

Trên đây là 8 yếu tố quan trọng nhất để quyết định một sản phẩm có nên bán hay không. Ngoài ra còn một số yếu tố bạn cũng nên thường xuyên cân nhắc để so sánh giữa các sản phẩm đã thỏa mãn với các tiêu chí trên.

Những tiêu chí phụ cũng nên xem xét khi chọn sản phẩm

1. Sản phẩm tối ưu product page​ chưa?

Nếu product listing của họ làm chưa tốt các yếu tố hoặc thiếu một vài yếu tố sau thì đây là dấu hiệu tốt để bạn có thể vượt qua sản phẩm đấy.

  • ​Không có hoặc chỉ có 1 hình ảnh sản phẩm
  • Hình ảnh chất lượng kém
  • Chưa tối ưu tiêu đề
  • Chưa tối ưu phần mô tả hoặc làm sơ sài
  • Chưa tối ưu phần bullet point

2. Có thể mở rộng dòng sản phẩm không?

Điều này khá quan trọng nếu bạn đang cố tạo ra thương hiệu riêng cho dòng sản phẩm của bạn. Sẽ tốt hơn nếu chúng ta chọn một niche mà có thể bán các sản phẩm liên quan đến nhau. Ví dụ như bạn đang bán cái Garlic press thì tại sao không bán thêm lemond press, rồi lại bán thêm nutcracker và các sản phẩm liên quan đến dụng cụ nhà bếp…

Nếu bạn chỉ bán một sản phẩm thì chắc không cần bận tâm lắm đến điều này. Nhưng mình muốn đi theo con đường chiếm lĩnh một dòng sản phẩm nên sẽ quan tâm. Mình nghĩ đây sẽ là cách giúp mình xây dựng một thương hiệu với bản sắc riêng.

3. Có khả năng làm tốt hơn những sản phẩm đang có trên thị trường không?

Hãy thử lướt qua các sản phẩm tương tự sản phẩm mà bạn định bán, xem các review 1 sao xem sản phẩm của họ đang yếu kém ở đâu, bạn có thể khắc phục sự yếu kém đó không, sản phẩm của bạn có độc đáo hơn không.

Tuy nhiên đây không phải là yếu tố quyết định và quan trọng nhé. Đa phần thì khó mà tạo được sự vượt trội so với các sản phẩm khác nên bạn cũng đừng lo. Chỉ là gặp được sản phẩm như thế thì nên ưu tiên hơn thôi. Phần phân tích kỹ hơn ở phía dưới nên bạn hãy tiếp tục đọc nhé.

​Vậy là sau khi biết được những tiêu chí như thế nào để tìm được một sản phẩm bán tốt mà không quá cạnh tranh. Bây giờ chúng ta sẽ sang phần nghiên cứu sản phẩm để bán.

B. Tìm ý tưởng sản phẩm​

Đây có thể là phần khó nhất trong toàn bộ quá trình, nhất là nếu bạn chưa có ý tưởng gì về sản phẩm sắp bán. Bài viết sẽ chỉ ra một số cách khác nhau giúp bạn tìm kiếm sản phẩm để bán. Có một phần quan trọng bạn cần chú ý là việc tìm kiếm sản phẩm là phần quan trọng nhất nên bạn cần phải làm thật kỹ và dành nhiều thời gian nhất cho việc này.

Lưu ý rằng: Việc chọn sản phẩm này là bước mất nhiều thời gian nhất. Bạn nên tìm thật kỹ và việc tìm thấy sp để bán trong ngày 1, ngày 2 dường như là không thể. Nên bạn hãy thật kiên nhẫn khi tìm kiếm sản phẩm để bán. Sau đây là 7 cách để tìm ý tưởng cho sản phẩm của bạn.

Đầu tiên các bạn nên cài extension DS amazon quick view trên Chrome để có thể xem các thông số cơ bản của sản phẩm như BSR, cân nặng, được nhanh hơn.

1. Tìm kiếm sản phẩm dựa vào đam mê và sở thích

Hãy liệt kê ra những đam mê và sở thích của các bạn, sau đấy tham gia vào các diễn đàn, blog xem trong niche đấy người ta thường thích gì, thường mua gì. Nếu bạn bán một sản phẩm đúng với sở thích của bạn thì khả năng cao bạn sẽ làm tốt hơn những sản phẩm đang có. Nó sẽ giúp bạn hiểu khách hàng hơn. Bạn biết cách làm thế nào để sản phẩm đấy nổi bật hơn. Và bạn có kiến thức làm cho nó khác biệt hơn những sản phẩm đang có. Sau khi lập xong danh sách những sản phẩm rồi, bạn lên Amazon và tìm kiếm về những sản phẩm đang bán trên đó, đối chiếu với bảng tiêu chí phía trên xem có phù hợp để bắt đầu hay không.

2. Nghĩ về cuộc sống quanh bạn

Hãy suy nghĩ và list ra một danh sách xem trong 2, 3 tháng qua bạn đã mua những gì. Đi loanh quanh phòng khách, phòng ngủ, bếp và tìm xem gần đây bạn hoặc gia đình bạn đã mua những gì. Có thứ gì bạn cần phải mua không. Gần đây bạn tặng bạn bè những món quà gì. Hãy lập ra một list các sản phẩm và sử dụng Amazon để kiểm tra xem có phù hợp với những tiêu chí phía trên không.

3. Sử dụng các tạp chí trong niche của bạn

Tạp chí và báo cũng là những công cụ hữu hiệu để tìm ý tưởng cho sản phẩm. Bạn hãy tìm ra một niche nào đấy thấy thích rồi tìm các tạp chí để xem trong niche đấy họ thường quan tâm đến những vấn đề gì. Giải quyết vấn đề của người khác là cách giúp bạn có thể kiếm ra tiền.

Ví dụ khi tìm hiểu về những tạp chí yoga, bạn sẽ thấy họ rất hay dùng một tấm thảm. Vậy là bạn nghiên cứu về thảm tập yoga (yoga mat), sau khi nghiên cứu một lúc lại tìm thấy những thứ liên quan như bóng tập yoga, dây đai tập yoga, khăn yoga, gối yoga, quần yoga. Bạn bắt đầu đi nghiên cứu sâu hơn về từng sản phẩm xem có phù hợp với tiêu chí để bán không.

4. Tìm kiếm sản phẩm trên Amazon

Có một nơi các bạn có thể bắt đầu với Amazon là dựa vào bảng Best Seller để nghiên cứu sản phẩm. Bạn hãy truy cập vào https://www.amazon.com/Best-Sellers/zgbs, tại đây sẽ hiện ra danh sách những sản phẩm đang bán tốt nhất trên Amazon. Bởi vì chúng ta sẽ chọn những sản phẩm có ranking trong khoảng 500-5000, nên bạn sẽ tiến hành chọn ra một category mà bạn thấy thích nhất, sau đó đào sâu vào những sub-category để tìm kiếm những sản phẩm tiềm năng. Sau khi tìm ra những sản phẩm phù hợp với tiêu chí thì bạn phải list nó vào một file exel để so sánh giữa các sản phẩm với nhau xem sản phẩm nào là tốt nhất để bắt đầu.

Nhắc lại: Như đã nói ở phía trên thì bước chọn sản phẩm này là khâu mất thời gian nhất nên bạn cần phải kiên trì mới mong tìm ra được những sản phẩm tiềm năng.

5. Tìm kiếm sản phẩm trên Ebay

Một cách nữa ngoài sử dụng Amazon best seller ra, chúng ta có thể sử dụng Ebay để tìm kiếm sản phẩm. Bạn truy cập vào: http://www.ebay.com/sch/allcategories/all-categories, trang này sẽ hiện ra toàn bộ category trên Ebay.

Như các bạn nhìn thấy, Ebay là kho dữ liệu khổng lồ và đồ sộ. Việc của các bạn cũng tương tự như bên Amazon, lướt qua các category để tìm xem có sản phẩm nào phù hợp thì cho vào danh sách, sau đấy qua Amazon để check xem có phù hợp với các tiêu chí phía trên không.

6. Sử dụng Alibaba

Alibaba có hàng tỉ thứ hàng hóa mà bạn lướt cả đời ko hết. Một lần nữa quy trình cũng như Amazon và Ebay. Bạn lướt qua các category để tìm những sản phẩm sau đó vào Amazon để kiểm tra xem có đủ tiêu chí không.

Bạn truy cập vào trang này: http://www.alibaba.com/Products​ và chọn một category bạn thấy thích để bắt đầu khám phá.

7. Sử dụng tool Jungle Scout để tìm kiếm sản phẩm

Có một tool khá hay giúp bạn lọc ra sản phẩm nhanh và dễ dàng hơn đó là Jungle Scount. Bạn có thể dùng nó để lọc các tiêu chí. Nó có 2 phiên bản là extension của Chrome và database trên web.

Bản extension của Chrome thì mua 1 lần. Nó sẽ liệt kê ra những sản phẩm đang có trong trang Amazon mà bạn đang xem. Có thể áp dụng các bộ lọc để lọc ra những sản phẩm phù hợp​.

Và một phiên bản Database trên web thì subcribe theo tháng. Nó giúp bạn lọc và tìm ra sản phẩm phù hợp tiêu chí dễ hơn.

C. Xác định nhu cầu sản phẩm

Sau khi bạn tìm ra những sản phẩm tốt, không quá cạnh tranh bạn nên nghĩ xem người ta có nhu cầu mua nó hay không. Bạn thử suy nghĩ xem những đối tượng nào sẽ mua sản phẩm của bạn. Liệu sản phẩm đấy có cần thiết đối với họ không.

Sản phẩm đấy có bán được quanh năm không? Tất nhiên đây không phải là một yếu tố quá quan trọng nhưng cá nhân mình thích bán một sản phẩm quanh năm hơn là bán theo mùa. Nên mình sẽ quan tâm đến yếu tố này. Và để trả lời câu hỏi đấy bạn có thể dùng Google trends để xác định. Gõ từ khóa chính cho sản phẩm vào bạn sẽ biết được liệu sản phẩm đó người ta quan tâm quanh năm hay chỉ mua theo mùa.

Ví dụ như hình phía trên chúng ta muốn biết liệu người ta có mua thảm tập yoga quanh năm hay không và nhu cầu của họ thế nào.

Có một số cách để chúng ta có thể biết sản phẩm đấy có nhu cầu hàng tháng có lớn không.

Thứ nhất sử dụng google keyword planner.

Đây là công cụ miễn phí của google giúp xác định lượt tìm kiếm của từ khóa trên google và từ đó chúng ta cũng có thể biết sản phẩm đấy có được người ta quan tâm hay không. Càng nhiều lượt tìm kiếm thì sản phẩm có nhu cầu càng cao.

Thứ hai: Sử dụng Merchantwords

Merchantwords là trang web cho bạn biết lượng tìm kiếm của từ khóa trên Amazon. Công cụ này cho bạn biết độ quan tâm của người dùng đối với sản phẩm nào đó trên Amazon dựa vào lượng tìm kiếm.

 

D. Tổng Kết

Trên đây là một số kiến thức giúp bạn hiểu được quy trình tìm kiếm và nghiên cứu sản phẩm. Các tiêu chí để biết được sản phẩm có thế bán tốt hay không. Một số cách để tìm kiếm ý tưởng sản phẩm và nhu cầu của người dùng đối với sản phẩm đó. Hy vọng bạn tìm thấy một số thông tin từ bài viết này.

Để lại comment phía dưới nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì và share bài viết này nếu bạn cảm thấy học được gì từ đây. Có thể nó cũng sẽ giúp ích cho những người bạn của bạn.

Trong phần tiếp theo chúng ta sẽ học một số cách để tìm kiếm supplier ​và order sản phẩm. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo.

Nguồn: Chiến binh Amazon