Úc: sinh viên ngành Nhân văn trả học phí tương đương sinh viên ngành Y
28 Tháng bảy, 2020 2020-07-28 9:00Úc: sinh viên ngành Nhân văn trả học phí tương đương sinh viên ngành Y
Úc thay đổi học phí đại học do sinh viên theo học trong nước tăng. Học phí một số ngành tăng gấp đôi.
Cụ thể:
- Nông nghiệp và Toán học: giảm 62%
- Giảng dạy, Điều dưỡng, Tâm lý học lâm sàng, Tiếng Anh và các ngành ngôn ngữ khác: giảm 46%
- Khoa học, Y tế, Kiến trúc, Khoa học môi trường, CNTT và Kỹ thuật: giảm 20%
- Luật và Thương mại: tăng 28%
- Nhân văn: tăng 113%
Bộ trưởng Giáo dục Dan Tehan tin rằng các thay đổi này sẽ khuyến khích sinh viên theo học các ngành “dễ kiếm việc” trong vòng 5 năm tới do các ảnh hưởng của COVID-19.
- Nhân văn, Truyền thông và Luật chịu chung mức học phí
- Giữ nguyên phí với các sinh viên đang theo học
- Nguyện vọng học đại học ở một số bang ở Úc năm 2021 tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái
Bộ trưởng Tehan cũng cho biết sẽ tăng thêm 39.000 chỗ tại đại học cho sinh viên Úc vào năm 2023 trong bối cảnh lượng sinh viên theo học đại học tại nước này ước tính tăng 20.000 sinh viên hậu COVID-19.
Sinh viên ngành Nhân văn trả học phí tương đương sinh viên ngành Y
Chính phủ đang cố gắng “lái” sinh viên học các ngành mà họ cho là có triển vọng nghề nghiệp trong tương lai?
Chủ tịch Tổng Hội sinh viên Úc Molly Willmot cho biết, học phí các ngành Nhân văn tăng vọt đang gây hoang mang lo ngại.
“Sinh viên ngành Nhân văn đã định hình cho sự phát triển xã hội chúng ta.
Họ nghiên cứu các chính sách của Chính phủ và thực hiện các thay đổi trong xã hội.
Và đó là lý do chúng ta đặt ưu tiên cho ngành học đặc biệt này.
Chúng ta đang lấy đi ước mơ của sinh viên khi theo học đại học, vốn cũng quan trọng như các cơ hội về nghề nghiệp. Bởi vì sinh viên chẳng thể thành công nếu họ không thích những gì mình đang học. Họ cũng chẳng thành công nếu biết mình sẽ tốt nghiệp với tấm bằng mình không muốn.”
“Đại học không phải là một xưởng thợ cung cấp công việc, cũng chẳng phải là một doanh nghiệp nhào nặn con người làm việc trong các công ty, mà đại học là nơi để học hỏi kiến thức.”