Các xu hướng Digital Marketing trong tương lai
28 Tháng sáu, 2018 2021-05-23 9:24Các xu hướng Digital Marketing trong tương lai
Trong thời kỳ công nghê 4.0, các Marketers cần nhanh nhạy để đón đầu các xu hướng Digital Marketing nhằm tạo ra các chiến dịch truyền thông thành công. Biết tận dụng những xu hướng dưới đây, bạn có thể dẫn đầu trong các chiến dịch Marketing.
Theo Brands Việt Nam, những xu hướng Digital Marketing dưới đây sẽ tiếp tục thịnh hành trong tương lai:
1, Tích hợp thực tế tăng cường (AR) vào mạng xã hội
Thực tế tăng cường (AR) vẫn còn là một khái niệm xa lạ đối với nhiều người dùng, nó xuất hiện lần đầu tiên trên ứng dụng Pokemon Go và đã tạo ra một làn sóng mạnh mẽ trên mạng xã hội. Trong tương lai, Facebook và Instagram có thể sử dụng ứng dụng này vào nền tảng của họ.
2, Sự sụp đổ của tiếp thị ảnh hưởng
Dường như việc quảng có bằng việc tận dụng sự ảnh hưởng của người nổi tiếng đối với các nhãn hàng đã không còn hiệu quả. Ngày nay, nhiều nhãn hàng đã thay đổi chiến lược sang tiếp thị bình dân. Đây là hình thức khuyến khích những người quan tâm sâu sắc đến sản phẩm, thương hiệu trở thành những tình nguyện viên truyền tải thông điệp marketing một cách tự nhiên. Họ sẽ trở thành một đội ngũ ủng hộ, bán hàng và quảng bá sản phẩm, nhờ vậy thu lại được kết quả khả quan và chân thực hơn.
3, Hiểu được nhu cầu của khách hàng
Tiếp thị định hướng dữ liệu (data-driven marketing) là sử dụng dữ liệu khách hàng, bao gồm: thói quen, hành vi, nhu cầu,… để tối ưu hoá hiệu quả các chiến dịch quảng cáo, tiếp thị. Tất cả những gì chúng ta cần làm là bằng mọi giá phải tận dụng nguồn dữ liệu để theo chân khách hàng, tìm hiểu xem họ hứng thú với điều gì, từ đó thiết kế chiến lược marketing để tiếp cận khách hàng một cách lâu dài và hiệu quả nhất.
4, Xây dựng quảng cáo có định hướng và mục tiêu cụ thể
Hiện nay, quảng cáo tràn lan trên mạng xã hội, để tạo ra sự khác biệt trong nhãn hiệu của mình các nhãn hàng cần có định hướng và mục tiêu cụ thể trong quảng cáo. Những nền tảng quảng cáo di động như Facebook, Instagram, Snapchat,… sẽ thể hiện ưu thế vượt bậc trong năm 2018.
5, Video trực tuyến
Sự bùng nổ của các video trực tuyến trên mạng xã hội hiện nay cho thấy phương thức truyền thông này đang chiếm ưu thể lớn và có nhiều tiềm năng để khai thác. Do đó, các nhãn hàng luôn tìm mọi cách để tích hợp nhiều tính năng trong ứng dụng này giúp cho việc giao tiếp với khách hàng hiệu quả hơn.
6, Chiến lược quảng cáo theo ngữ cảnh
Trong bối cảnh các quy định về bảo vệ dữ liệu (GDPR) đang được thắt chặt thì việc theo dõi hành vi người dùng bằng cookies sẽ gặp rất nhiều trở ngại. Vì thế, các nhà tiếp thị đang dần chuyển sang quảng cáo theo ngữ cảnh – Contextual advertising.Hệ thống quảng cáo theo ngữ cảnh sẽ quét nội dung chính của trang web và đưa ra các quảng cáo phù hợp với nội dung của trang. Ví dụ, nếu hệ thống nhận ra người dùng đang truy cập vào website về công nghệ thông tin, những quảng cáo liên quan đến thiết bị điện tử, công nghệ sẽ xuất hiện.
7, Sử dụng chuẩn đo tổ hợp “Cost per…”
Những người làm digital marketing thông minh sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về tỷ lệ hoàn vốn thực sự dựa trên việc xác định tất cả các chỉ số truyền thống như CPM (cost per impression) – chi phí cho mỗi 1.000 lần quảng cáo xuất hiện, CPC (cost per click) – chi phí cho mỗi cú click vào quảng cáo, CPL (cost per lead) – chi phí cho mỗi mẫu khảo sát được hoàn thành, và CPP (cost per rating point) – chi phí cho một rating.
8, Quảng cáo tự nhiên
Đây là hình thức quảng cáo mà những nội dung cần quảng bá xuất hiện trên một website dựa vào thao tác, trải nghiệm của mỗi người dùng. Khác với nhiều hình thức khác, quảng cáo tự nhiên không làm gián đoạn trải nghiệm của người dùng trên website hay ứng dụng. Nội dung quảng cáo sẽ xuất hiện một cách tự nhiên như một nội dung bình thường. Quảng cáo tự nhiên chính là một trong những công cụ hữu ích để tạo hiệu ứng lan truyền và đưa doanh nghiệp đến với đối tượng khách hàng mục tiêu nhanh nhất có thể.
9, Kỹ thuật tích hợp với trải nghiệm thực tế
Chúng ta đã từng nhìn thấy sự kết hợp này trong các sự kiện thể thao hay những sự kiện lớn – nơi người dùng bắt đầu có những trải nghiệm trực tuyến trước và trong suốt sự buổi sự kiện. Họ có thể tương tác với các diễn giả, xem nội dung bài diễn thuyết thông qua ứng dụng theo thời gian thực, trong khi sự kiện thực tế vẫn đang diễn ra. Rất nhiều người mong đợi đây sẽ là sân chơi mới, nhiều “đất” để các marketer tiếp tục khai thác.
10, Tiếp thị giọng nói
Google công bố rằng có đến 20% số lệnh tìm kiếm trên các thiết bị di động được thực hiện bằng giọng nói. Và con số này có xu hướng chỉ tăng lên chứ không giảm đi, khi mà ngày càng nhiều người quen với việc sử dụng các công cụ như Alexa, Siri và cả những chiếc tủ lạnh thông minh điều khiển bằng giọng nói. Các marketer cần phải vận dụng xu hướng phát triển của digital marketing này để xây dựng các nội dung để thu hút được nhóm khách hàng mới, và phát triển quảng cáo ở những nơi không truyền thống – như màn hình của chiếc tủ lạnh chẳng hạn.
11, Thuật toán dự đoán
Giao diện lập trình ứng dụng được mở rộng cho những thuật toán máy học, quá trình xử lý ngôn ngữ tự nhiên và trí tuệ nhân tạo. Tính năng này giúp cho tất cả các doanh nghiệp lớn có thể dự đoán tốt hơn về mức chi tiêu cho marketing để tối ưu hoá ngân sách của họ. Đây được xem là một bước tiến cực kỳ quan trọng mà mỗi marketer đều phải lưu ý đến.
Nguồn: Brands Việt Nam