Thông báo : Hạn nộp hồ sơ đăng ký học bổng 5/8/2024
Đăng ký ngay

La Trobe Blog

Những vị trí công việc chính trong ngành Marketing (Phần 2)

Kiến thức chuyên ngànhLưu trữNghiên cứu

Những vị trí công việc chính trong ngành Marketing (Phần 2)

V. Graphic Designer (Nhân Viên Thiết Kế Đồ Họa)

Graphic Designer là người chịu trách nhiệm thiết kế trong các chiến dịch quảng cáo để giúp cho sản phẩm phẩm truyền thông dễ dàng tiếp cận với công chúng.

Nhiều người vẫn thường gọi Graphic Designer là nghề thời thượng mang lại mức thu nhập đáng mơ ước. Nếu Graphic Designer tại các doanh nghiệp được cho là khá nhàn nhã thì các Graphic Designer tại Agency lại có môi trường làm việc năng động hơn rất nhiều.

1. Một Graphic Designer sẽ phải làm những gì?

Công việc cụ thể của Graphic Designer có thể tóm gọn như sau:

  • Thiết kế POSM (bộ nhận diện) theo yêu cầu;
  • Phối hợp cùng Creative team thiết kế các nội dung Digital (Facebook photos, Infographics…) thuộc các chiến dịch truyền thông Marketing cho khách hàng;
  • Làm việc cùng nhóm dự án tham gia xây dựng, đề xuất các ý tưởng sáng tạo về thiết kế phục vụ cho các mục tiêu chiến dịch;
  • Nghiên cứu tìm hiểu, cập nhật các xu hướng thiết kế mới nhằm mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả các sản phẩm thiết kế.

Mức lương: 6,000,000 – 8,000,000 VND.

2. Kiến thức, Kỹ năng & Kinh nghiệm cần có

Kinh nghiệm

Ưu tiên kinh nghiệm thiết kế cho truyền thông Marketing.

Chuyên môn

Bằng cấp liên quan các lĩnh vực thiết kế đồ họa, mỹ thuật.

Kỹ năng

  • Thành thạo các phần mềm thiết kế là yêu cầu cơ bản (Photoshop, Illustrator, InDesign…) và tất nhiên bạn phải là người có khả năng sáng tạo;
  • Chịu được áp lực cao: Nếu ai nghĩ rằng đây là công việc của những kẻ mộng mơ thì đó là một sai lầm lớn nhất là với Graphic Designer tại Agency. Ngoài sáng tạo và nắm bắt xu hướng bạn còn phải là người chịu áp lực cực kỳ tốt. Deadline đến với bạn liên tục và bạn không thể trễ. Việc trễ deadline sẽ làm mất khách hàng và ảnh hưởng đến cả công ty và việc “đập đi xây lại” tất cả các ý tưởng dù là tâm huyết nhất của bạn cũng là chuyện bình thường;

Đổi lại, bạn được tiếp xúc với đa dạng khách hàng, sáng tạo liên tục. Không chỉ thiết kế mà còn tham gia vào các cuộc họp lên ý tưởng, chiến lược. Khả năng giao tiếp tiến bộ qua từng ngày khi bạn phải phối hợp làm việc với các vị trí khác.

  • Tiếng Anh tốt: Đây là yếu tố quan trọng để mở mang kiến thức và phát triển nghề nghiệp của bạn.

 

3. Nơi nào cho bạn những kỹ năng này?

Hãy tham gia các khóa học về thiết kế tại FPT Arena, Green Academy, DPI… nếu như bạn không phải là sinh viên chính quy tại các trường đại học có đào tạo chuyên ngành này.

Tuy nhiên, không có bằng cấp không có nghĩa là bạn không làm được. Tài năng, kinh nghiệm tích lũy và sự tin tưởng bản thân là yếu tố quyết định để bạn chinh phục nghề.

4. Tích lũy kiến thức thực tế ở đâu?

Cách tốt nhất để có được kinh nghiệm thực tế là thiết kế từ những công việc nhỏ. Bạn có thể  làm part-time thiết kế quảng cáo, website cho các cửa hàng hay trở thành thực tập tại các công ty quảng cáo, công ty chuyên thiết kế… Bạn có thể dễ dàng tìm công việc thực tập cho vị trí này ở trang web adjob.asia.

Bạn sẽ có thêm kiến thức, những câu chuyện thực tế về nghề và những case study thú vị tại brandsvietnam.vn, Cộng đồng designer Việt Nam, Blog đồ họa, AdvertisingVietnam.

5. Những công ty tiêu biểu trong ngành

Các agency chuyên về truyền thông, quảng cáo thương hiệu luôn cần có các Graphic Designer sáng tạo.

Dentsu Vietnam: Tại Việt Nam, ban đầu Dentsu có ba công ty bao gồm Dentsu Alpa, Dentsu Media và Dentsu Việt Nam và cho đến nay, ba công ty trên đã sáp nhập lại thành một là Dentsu Việt Nam.

WPP Group: Có vị thế khá lớn, với hơn 23 văn phòng ở Thành Phố Hồ Chính Minh, WPP có mặt trong rất nhiều mảng của ngành. Tại Việt Nam, WPP có 7 công ty con trong mảng quảng cáo gồm: ADK, Bates CHI&Partners, Grey, JWT, Ogilvy & Mater Worldwide, OgilvyAction và Y&R.

Omnicom Group: Trước năm 2013, Omnicom vẫn chưa thật sự nổi trội ở Việt Nam. Tuy vậy, từ đầu năm, thị trường Việt Nam đã được Omnicom Media tập trung phát triển với việc bổ sung những chuyên gia cho team digital. Các thành viên của Omnicom: Focus Asia, OMD Vietnam, XPR-Campaigns Group, PHD Vietnam (TNHH quảng cáo Phương Cách – Method Advertising).

6. Con đường sự nghiệp

Graphic Designer → Art Director

Art Director: Sau 3 năm “cày” nhiệt huyết tại vị trí Graphic Designer bạn sẽ có thể thăng tiến lên vị trí Art Director. Đây là vị trí quản lý và chịu trách nhiệm về sản phẩm thiết kế của cả team. Art Director sẽ cùng với Creative Director, Account và Producer lên các kế hoạch chiến lược phát triển dự án theo ý khách hàng.

7. Bạn sẽ làm việc với những ai?

  • Account Executive
  • Strategic Planner

VI. Advertising Executive (Nhân viên quảng cáo)

Nhân viên quảng cáo có nhiệm vụ xây dựng các bài viết, hình ảnh, clip và sau đó xuất bản trên mạng xã hội hay trên diễn đàn, blog nhằm mục đích tiếp thị sản phẩm đến người dùng.

Nhân viên quảng cáo là người chịu trách nhiệm cho các chiến dịch quảng cáo trên Internet thông qua công cụ tìm kiếm Google hoặc các trang mạng xã hội như Facebook, Google+, Zing me…

1. Nhân viên quảng cáo sẽ phải làm những gì?

Công việc cụ thể của nhân viên quảng cáo có thể tóm gọn như sau:

  • Xây dựng kế hoạch và trực tiếp triển khai chạy quảng cáo trên các kênh như Facbook ads, Google ads, Google GDN, Youtube, Zalo… đo lường đánh giá và điều chỉnh kịp thời để đạt hiệu quả nhất;
  • Kết hợp các phòng ban để  xây dựng ý tưởng cho các sản phẩm mới;
  • Tìm kiếm, sử dụng thành thạo các công cụ Digital Marketing.

Mức lương: 6,000,000 – 8,000,000 VND.

2. Kiến thức, Kỹ năng & Kinh nghiệm cần có

Kinh nghiệm

Ưu tiên kinh nghiệm chạy quảng cáo trên các trang mạng truyền thông.

Chuyên môn

Chuyên ngành Quảng cáo, Marketing, Quan hệ công chúng, Truyền thông đa phương tiện.

Kỹ năng

  • Tiếng Anh khá;
  • Chịu được áp lực cao;
  • Có khả năng phân tích số liệu để đánh giá được hiệu quả của chiến dịch quảng cáo;
  • Sáng tạo, có khả năng lập kế hoạch tổng thể và quản lý kế hoạch đẩy mạnh hoạt động Marketing trên các kênh Social Media: Facebook, Google+, Youtube, Forum, Zalo, Email Marketing…

 

3. Nơi nào cho bạn những kỹ năng này?

Bạn nên tham gia các câu lạc bộ tổ chức sự kiện, Marketing ở trường để làm quen với những công việc quảng cáo, truyền thông, thuyết phục khách hàng.

Cách tốt nhất để có được kinh nghiệm thực tế là bắt đầu từ những công việc nhỏ. Bạn có thể làm part-time chạy quảng cáo cho các cửa hàng hay trở thành thực tập sinh tại các công ty quảng cáo, công ty chuyên thiết kế. Bạn có thể dễ dàng tìm công việc thực tập cho vị trí này ở trang web adjob.asia.

Vì tiếng Anh là một kỹ năng cần thiết và quan trọng với các công ty lớn nên bạn cần chủ động học tập và rèn luyện khi còn ngồi trên ghế nhà trường để luôn sẵn sàng khi cơ hội làm việc tới.

4. Tích lũy kiến thức thực tế ở đâu?

Bạn có thể tham gia các khóa học ngắn hạn để trang bị những kiến thức về Marketing tại các trung tâm như VINALINK, AIM academy hoặc tìm hiểu chuyên sâu về Digital Marketing tại marketingland, blog.marketo.

Bạn cũng nên tìm hiểu thêm các câu chuyện vui, những case study thú vị về nghề tại brandsvietnam, AdvertisingVietnam.

5. Những công ty tiêu biểu trong ngành

Các agency chuyên về truyền thông, quảng cáo thương hiệu luôn cần có các nhân viên chạy quảng cáo.

Cats Advertising (thành viên của Công ty Cát Tiên Sa): Cats Advertising là đối tác chính thức và cao cấp của Facebook, Google, Zalo và Cốc Cốc. Hiện nay, Cát Tiên Sa là một trong những công ty dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất chương trình, tổ chức biểu diễn và đặc biệt là các chương trình truyền hình.

Dentsu Vietnam: Tại Việt Nam, ban đầu Dentsu có ba công ty bao gồm Dentsu Alpa, Dentsu Media và Dentsu Việt Nam và cho đến nay, ba công ty trên đã sáp nhập lại thành một là Dentsu Việt Nam.

WPP Group: Có vị thế khá lớn, với hơn 23 văn phòng ở Thành Phố Hồ Chính Minh, WPP có mặt trong rất nhiều mảng của ngành. Tại Việt Nam, WPP có 7 công ty con trong mảng quảng cáo gồm: ADK, Bates CHI&Partners, Grey, JWT, Ogilvy & Mater Worldwide, OgilvyAction và Y&R.

Omnicom Group: Trước năm 2013, Omnicom vẫn chưa thật sự nổi trội ở Việt Nam. Tuy vậy, từ đầu năm, thị trường Việt Nam đã được Omnicom Media tập trung phát triển với việc bổ sung những chuyên gia cho team digital. Các thành viên của Omnicom: Focus Asia, OMD Vietnam, XPR-Campaigns Group, PHD Vietnam (TNHH quảng cáo Phương Cách – Method Advertising).

6. Con đường sự nghiệp

Advertising Executive → Senior Advertising Executive

Sau một thời gian tích lũy kinh nghiệm, bạn có thể thử sức với vị trí quản lý, phụ trách những chiến dịch quảng cáo lớn hoặc làm vị trí in-house tại các tập đoàn lớn.

7. Bạn sẽ làm việc với những ai?

  • Copywriter
  • Account Executive
  • Strategic Planner

VII. Marketing Executive (Nhân viên Marketing)

Nhân viên Marketing là người sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc quảng bá hình ảnh và sản phẩm công ty đến người tiêu dùng.

Marketing Executive là một vị trí đầy tiềm năng vì bạn được học hỏi kinh nghiệm trực tiếp từ nhà quản lý, đặc biệt là nếu bạn có cơ hội làm việc cho những thương hiệu lớn.

1. Nhân viên Marketing sẽ phải làm những gì?

Với vai trò chính là hỗ trợ cho Marketing Manager và giám đốc điều hành về các dự án nhằm tối đa hóa lợi nhuận của công ty và phát triển chiến lược bán hàng hoặc các chiến dịch tiếp thị, công việc cụ thể của nhân viên Marketing là:

  • Thực hiện các công việc thuộc Marketing online (quản lý Fanpage, web). Bạn sẽ viết và đăng bài theo chủ đề, cập nhập thông tin về sản phẩm mới, khuyến mãi, sự kiện… của công ty, tương tác với thành viên, tổ chức chương trình minigame, tổ chức chương trình game online;
  • Được tham gia hoạt động đề xuất và lên kế hoạch cho việc ứng dụng các công cụ Marketing online hiệu quả khác.

Bên cạnh đó, bạn còn tham gia các công việc thực tế:

  • Tham gia các chương trình: bán hàng lưu động và các sự kiện khác của công ty;
  • Đi thị trường: thu thập thông tin và báo cáo về sức bán sản phẩm của công ty, tìm hiểu thông tin của đối thủ cạnh tranh;
  • Phối hợp với các bộ phận khác để hoàn tất công việc văn phòng khi có yêu cầu;
  • Vị trí Marketing Executive là người hỗ trợ trực tiếp cho việc thực thi các dự án nên kinh nghiệm mà bạn có được là rất nhiều vì học hỏi được cách quản lý và điều hành Marketing từ Marketing Manager của bạn.

Mức lương: 6,000,000 – 9,000,000 VND.

2. Kiến thức, Kỹ năng & Kinh nghiệm cần có

Kinh nghiệm

Vị trí này thường yêu cầu có kiến thức hoặc kinh nghiệm về Marketing.

Chuyên môn

Bằng cấp có liên quan đến một trong các lĩnh vực sau: Quảng cáo, Marketing, Quan hệ công chúng, Truyền thông đa phương tiện, Kinh doanh quản lý, Tâm lý học;

Nếu bạn là người học trái ngành, đừng quá lo lắng vì chỉ cần bạn đam mê công việc này, hãy trau dồi cho mình kinh nghiệm tích lũy từ hoạt động thực tế hoặc tham gia một khóa học về Marketing.

Kỹ năng

  • Ngành Marketing năng động yêu cầu bạn cần phải có nhiều kỹ năng như: giao tiếp, phân tích thông tin, quản lý công việc, làm việc nhóm, và trình độ ngoại ngữ nhất định. Trong đó, quan trọng nhất là giao tiếp và xử lý thông tin.
    • Giao tiếp: Vì bạn phải làm việc với rất nhiều người trong quá trình thực hiện các chiến dịch Marketing nên kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống linh hoạt là điều cần thiết.
    • Xử lý thông tin: Ở vị trí này bạn thường xuyên phải viết báo cáo, thu thập dữ liệu và xử lý chúng;
  • Áp lực là không thể tránh khỏi nên bạn cần biết cách sắp xếp và tối ưu hóa công việc của mình.

 

3. Nơi nào cho bạn những kỹ năng này?

Những kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm… bạn sẽ được rèn luyện khi tham gia vào các đội nhóm về Marketing, các câu lạc bộ kỹ năng ở trường. Trong quá trình tham gia các hoạt động ấy, kiến thức và kinh nghiệm chuyên ngành của bạn cũng sẽ tăng lên.

Vì tiếng Anh là một kĩ năng cần thiết và quan trọng tại Agency nên bạn cần chủ động học tập và rèn luyện khi còn trên ghế nhà trường để luôn sẵn sàng dấn thân khi có cơ hội.

Một việc làm part time tại website, trở thành admin tại fanpage cũng mang lại cho bạn nhiều kinh nghiệm thực tế. Bạn có thể dễ dàng tìm công việc thực tập cho vị trí này ở trang web adjob.asia.

4. Tích lũy kiến thức thực tế ở đâu?

Tham gia các khóa học ngắn hạn để trang bị thêm kiến thức trong lĩnh vực này tại trung tâm AIM academy

Bạn nên tìm hiểu và nghiên cứu thêm thông tin thị trường tại Brandsvietnam, Wecreative.life…

Tham khảo qua các sách, báo chuyên ngành ví dụ như bộ sách sáng tạo của Dave Trott như “Sáng tạo thần sầu”, “Ngấu nghiến nghiền ngẫm”…

5. Những công ty tiêu biểu trong ngành

Bạn có thể làm việc tại Phòng Marketing của các tập đoàn hàng đầu như Unilever, Coca-Cola, Pepsi, Samsung… qua những chương trình đào tạo thực tâp sinh.

6. Con đường sự nghiệp

Marketing Executive → Marketing Manager → Marketing Director

Marketing Manager: Sau thời gian học hỏi kinh nghiệm, bạn sẽ là người chịu trách nhiệm chính việc triển khai và giám sát các dự án từ cấp trên. Đồng thời, bạn còn thực hiện các hoạt động theo dõi và báo cáo tiến trình dự án.

Marketing Director: Với kinh nghiệm 3 năm tại vị trí Marketing Manager, bạn có thể sẽ được đề nghị lên chức Marketing Director – là người lập kế hoạch quản lý và thực hiện chỉ dẫn cho cấp dưới thực thi dự án.

7. Bạn sẽ làm việc với những ai?

  • Marketing Manager
  • Account Executive

VIII. Assistant Brand Manager (Trợ Lý Quản Lý Thương Hiệu)

Trợ lý quản lý thương hiệu thường có nhiệm vụ hỗ trợ xây dựng chiến lược thương hiệu, duy trì hình ảnh thương hiệu thông qua các chiến dịch quảng cáo và tối đa hóa doanh số bán hàng của thương hiệu.

Assistant Brand Manager là người hỗ trợ kế hoạch phát triển thương hiệu, phối hợp làm việc với bộ phận kinh doanh, thực hiện các khảo sát ý kiến người tiêu dùng để đảm bảo sự thấu hiểu khách hàng.

1. Công việc của một Assistant Brand Manager là gì?

Công việc cụ thể của Assistant Brand Manager như sau:

  • Hỗ trợ cấp trên về quản lý thương hiệu cũng như hoạt động kinh doanh;
  • Phát triển doanh số bán hàng, lập kế hoạch tiếp thị và quản lý thương hiệu/ sản phẩm cho mục tiêu ngắn hạn – trung hạn – dài hạn;
  • Hỗ trợ cấp trên phát triển kế hoạch tiếp thị thương hiệu trong 01-03 năm để tiếp tục xây dựng mục tiêu kinh doanh;
  • Xử lý và tổng hợp các báo cáo kinh doanh hàng tháng, xem xét tính hiệu quả của các chương trình khuyến mãi và chiến dịch quảng cáo.

Mức lương: 20,000,000 – 25,000,000 VND.

2. Kiến thức, Kỹ năng & Kinh nghiệm cần có

Chuyên môn

Bằng cấp liên quan các lĩnh vực Marketing, truyền thông, kinh doanh, quản lý.

Kinh nghiệm

Để làm việc tại vị trí này, bạn cần có ít nhất 2 năm trong lĩnh vực tiếp thị, nghiên cứu thị trường hoặc kinh nghiệm khác liên quan về Marketing.

Kỹ năng

Với người làm Assistant Brand Manager thì khả năng nắm bắt thị trường và định hướng phát triển thương hiệu là quan trọng nhất. Bên cạnh đó, bạn cần có thêm những kỹ năng sau:

  • Khả năng giao tiếp tốt;
  • Khả năng thuyết trình, lập báo cáo;
  • Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian;
  • Có tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm
  • Sẵn sàng chịu áp lực công việc;
  • Sử dụng thành thạo tin học văn phòng;
  • Ngoại ngữ (tiếng Anh) lưu loát.

 

3. Nơi nào cho bạn những kỹ năng này?

Tham gia câu lạc bộ, đội nhóm Marketing, hoặc các công việc liên quan như Sales, tổ chức sự kiện… sẽ giúp bạn tích lũy kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian.

Chủ động học hỏi, rèn luyện các kĩ năng mềm từ chính những người xung quanh bạn.

Tiếng Anh là yếu tố quan trọng giúp bạn thành công với công việc nên hãy trau dồi vốn tiếng Anh của bạn mỗi ngày.

4. Tích lũy kiến thức thực tế ở đâu?

Tham gia các khóa học ngắn hạn tại các trung tâm như VINALINK, AIM academy. Ngoài ra, các tập đoàn hàng đầu như Unilever, P&G, Samsung… cũng có nhiều chương trình thực tập mà ở đó bạn có thể học thêm rất nhiều kiến thức thực tế.

Tham gia các cuộc thi sáng tạo về Marketing tại Brandsvietnam để tăng hiểu biết về thị trường.

Tìm hiểu thêm các bài viết chuyên sâu, phân tích thị trường, thông tin về xu hướng phát triển thương hiệu tại Cafebiz.vn, Brandsvietnam.com.

5. Những công ty tiêu biểu trong ngành

Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn nên thử sức với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, các công ty Start-up. Theo nhiều người thành công trong lĩnh vực kinh doanh, khoảng thời gian làm việc tại công ty Start-up sẽ tích lũy cho bạn nhiều kinh nghiệm quý giá, tạo bước đệm phát triển sau này.

6. Con đường sự nghiệp

Assistant Brand Manager → Brand Manager → Group Brand Manager

Brand Manager: Quản lý thương hiệu là người chịu trách nhiệm đảm bảo các sản phẩm, dịch vụ của họ gây được tiếng vang với khách hàng.

Group Brand Manager: Đây là vị trí quản lý nhóm nhãn hàng (dành cho các công ty, tập đoàn lớn hoặc các công ty kinh doanh đa dạng mặt hàng).

7. Bạn sẽ làm việc với những ai?

  • Marketing Executive
  • Sales
  • Marketing Research Assistant
  • Trade Marketing

Theo 4sv.vn