Thông báo : Hạn nộp hồ sơ đăng ký học bổng 20/8/2023
Đăng ký ngay

La Trobe Blog

Định hướng cho ngành logistics

FIS_7881
LogisticsNghiên cứu

Định hướng cho ngành logistics

Định hướng cho ngành logsitics

Năm 2020 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối của Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 2016-2020, tạo đà cho việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 2021-2025 và Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2021-2030. Năm 2020 cũng chứng kiến những tác động đa diện của dịch Covid-19 tại Việt Nam và trên toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Chính phủ và các Bộ ngành, địa phương đã kịp thời ban hành nhiều chính sách liên quan đến logistics, để một mặt vẫn đảm bảo vai trò của logistics trong việc duy trì các chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ; mặt khác định hình các hướng đi mới, thậm chí mang tính bứt phá cho ngành logistics Việt Nam, góp phần cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Các mục tiêu đặt ra với dịch vụ logistics và vận tải theo Đề án “Kế hoạch cơ cấu lại ngành dịch vụ đến năm 2020, định hướng đến năm 2025” bao gồm:

– Đến năm 2020, tổng sản lượng vận tải toàn ngành khoảng 1.300 tỷ tấn.km (tương đương 2,2 tỷ tấn hàng hóa), 340 tỷ hành khách.km (tương đương 6,3 tỷ lượt khách) với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm sản lượng vận tải hàng hóa, hành khách giai đoạn 2013-2020 từ 8% đến 10%.

 – Đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào GDP đạt 8% – 10%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 15% – 20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50% – 60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 10% – 15% GDP, xếp hạng theo Chỉ số Hiệu quả Logistics (LPI) trên thế giới đạt thứ 50 trở lên.

Các nhiệm vụ cần thực hiện theo định hướng ngành logistics

Để thực hiện được các mục tiêu trên, các nhiệm vụ chính được đặt ra đối với lĩnh vực logistics và vận tải gồm có:

– Kiện toàn Ủy ban 1899 và Cơ quan thường trực theo hướng tích hợp nhiệm vụ điều phối phát triển logistics đảm bảo mô hình gọn nhẹ, tinh gọn, phát huy vai trò của các Bộ, ngành.

– Sửa đổi Luật Giao thông đường bộ; xây dựng và ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Đường sắt.

– Xây dựng đề án cải cách thể chế để khuyến khích các mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong logistics như các nền tảng giao dịch dịch vụ vận tải hàng hóa, vận tải hành khách, v.v…

Một số nội dung đáng lưu ý về hoạt động logistics và vận tải trong Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về phát triển bền vững:

– Tiếp tục triển khai hiệu quả công tác tái cơ cấu thị trường vận tải một cách hợp lý, sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác của hệ thống giao thông vận tải và thúc đẩy vận tải hàng hóa từ đường bộ sang các phương thức vận tải khác nhằm giảm áp lực cho vận tải đường bộ, bảo đảm tiết kiệm nhiên liệu hơn, có mức phát thải thấp hơn (đường thủy và đường sắt).

– Tiếp tục thúc đẩy phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại các đô thị; đẩy nhanh tiến độ đầu tư và đưa vào khai thác các tuyến xe buýt nhanh, đường sắt đô thị tại Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

– Xây dựng, ban hành và áp dụng mức tiêu thụ nhiên liệu cho một số loại phương tiện phù hợp với điều kiện thực tế. Đẩy mạnh sử dụng nhiên liệu sinh học, nhiên liệu sạch (CNG, LPG, …) đối với phương tiện giao thông cơ giới.

– Thực hiện đề án phát triển dịch vụ logistics nhằm tối ưu hóa thời gian và chi phí vận tải, giảm tiêu hao nhiên liệu; phát triển hoạt động của các sàn giao dịch vận tải nhằm kết nối mạng lưới vận tải; tiếp cận, ứng dụng công nghệ giao thông thông minh, công nghệ vận tải xanh, giảm phát thải khí nhà kính trong lưu thông và vận chuyển hàng hóa.

– Đầu tư phát triển hệ thống giao thông có chú ý đến điều kiện của người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ và trẻ em; thực hiện chính sách miễn giảm giá vé, giá dịch vụ giao thông công cộng đối với người khuyết tật, trẻ em theo quy định.

Leave your thought here

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *