Thông báo : Hạn nộp hồ sơ đăng ký học bổng 5/8/2024
Đăng ký ngay

La Trobe Blog

Supply Chain là gì? – Định hướng tương lai với Supply Chain!

businessman-holding-supply-chain-title-with-warehouse
Nghiên cứu

Supply Chain là gì? – Định hướng tương lai với Supply Chain!

Với sự phủ sóng rộng rãi trong hầu hết mọi ngành công nghiệp, mọi loại hình công ty, Quản lý chuỗi cung ứng là một lĩnh vực mang lại cơ hội nghề nghiệp cao. Nếu bạn đang cân nhắc về việc bắt đầu sự nghiệp trong ngành quản lý Chuỗi Cung ứng thì bài viết này sẽ cung cấp nền tảng về các con đường sự nghiệp khác nhau. Có thể phát triển trong lĩnh vực này cũng như giúp bạn hiểu những yếu tố đáng cân nhắc khi đánh giá và lựa chọn con đường phù hợp.

Supply Chain là gì?

Supply chain hay còn được dịch ra là Chuỗi cung ứng. Đây là hệ thống các tổ chức về con người, hoạt động, thông tin có liên quan đến việc vận chuyển các sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung cấp (Vendor) đến các doanh nghiệp (Company) rồi từ các doanh nghiệp (Company) đến tay người tiêu dùng cuối cùng (Consumer).

Vì sao Quản lý Supply Chain đóng vai trò quan trọng?

Quản lý chuỗi cung ứng gắn liền với hầu như tất cả các hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất, từ hoạch định, quản lý quá trình tìm nguồn hàng hay thu mua, sản xuất thành phẩm từ nguyên liệu thô, quản lý hậu cần… tới việc phối hợp với các đối tác, nhà cung ứng, các kênh trung gian, nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng.

Vì vậy, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay. Quản lý chuỗi cung ứng (Supply chain) tốt sẽ giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh, có chỗ đứng trên thị trường, mở rộng chiến lược và khả năng vươn xa của doanh nghiệp.

  • Ở đầu vào, lượng hàng hóa của doanh nghiệp được dự báo đúng nhu cầu của người tiêu dùng, nhu cầu thị trường, giảm lượng tồn kho của hàng hóa, giảm mức độ rủi ro của doanh nghiệp.
  • Ở đầu ra của sản phẩm, sản phẩm cung cấp đủ cho thị trường, đem lại tiến triển về doanh thu, đảm bảo doanh thu ở mức tốt nhất; đem lại những hiệu quả về hoạt động logistics và hậu cần, đưa hàng hóa tới tay doanh nghiệp và khách hàng nhanh nhất, đảm bảo “độ tươi” của hàng hóa, giảm thiểu chi phí, gia tăng lợi nhuận.

Cơ hội việc làm của Supply Chain tại Việt Nam?

Ở Việt Nam cơ hội phát triển của Supply chain còn tiến xa hơn nữa khi đất nước ta đang trong qúa trình hội nhập theo xu thế toàn cầu hóa, việc tham gia các hiệp định cũng như các tổ chức thương mại trên thế giới như WTO và gần đây nhất là ACE, TPP đã mở ra nhiều cơ hội trong lĩnh vực này. Việc gia tăng thương mại quốc tế với các nước trên thế giới vào thời điểm này đó chính là cơ hội tốt cho Việt Nam khi muốn mở rộng thị trường và tham gia sâu vào các chuỗi sản xuất và cung ứng trong khu vực cũng như trên thế giới.

Bên cạnh đó, ngành Logistics còn có cơ hội tiếp xúc với thị trường Logistics rộng lớn và tiềm năng hơn. Cùng với đó chính là các luồng đầu tư sản xuất từ các nước thành viên TPP đến Việt Nam và các nhà đầu tư ngoại hối hưởng lợi từ TPP. Hoạt động đầu tư này cũng thúc đẩy di chuyển các nguồn lực sản xuất sang nước ta như máy móc, thiết bị và nguyên liệu tạo thêm cơ hội cho ngành Supply Chain cũng như mở ra thêm nhiều cơ hội cho các bạn trẻ được tiếp xúc với thị trường thế giới.

Có thể nói, Supply Chain đang là một trong những lĩnh vực hoạt động sôi nổi nhất tại Việt Nam hiện nay, khi tất cả các công ty lớn nhất các tập đoàn đa quốc gia đều luôn có và quản lý chuỗi cung ứng của riêng mình hay Logistics. Có ít nhất 300.000 doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này với hơn 1,5 triệu lạo động đang làm nghề logistics, trong đó ở TP.HCM chiếm khoảng 40%. Đây là một ngành mở ra rất nhiều cơ hội nghề nghiệp cho các bạn có đam mê và theo đuổi Supply Chain và Logistics.

Do nguồn nhân lực của lĩnh vực này đang thiếu trầm trọng và nhận thức của các doanh nghiệp về chuỗi cung ứng ngày càng cao, chính vì vậy những nguồn nhân lực có chuyên môn cao luôn là điểm ngắm của các doanh nghiệp. Cho nên thu nhập của ngành nghề này khá cao. Một nhân viên làm trong lĩnh vực này tiết lộ, lao động làm ở vị trí nhân viên lương từ 300 USD trở lên, làm ở cấp điều hành lương 1.000 USD trở lên và cấp quản trị thì mức lương từ 3.000 USD.

Tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực này tại Việt Nam đang cực kỳ thấp, những ứng viên khi nộp vào các công ty thì đa phần đều là những người không có kinh nghiệm, thiếu các kỹ năng mềm, ngoại ngữ,… doanh nghiệp cần phải đào tạo lại, còn những ứng viên có chuyên môn và có khả năng làm được việc liền thì chiếm tỷ trọng rất ít.

Chính vì vậy, nếu như Supply Chain là mục tiêu nghề nghiệp bạn hướng đến, hãy chuẩn bị hành trang về kiến thức, kỹ năng & kinh nghiệm để trở thành ứng viên tiềm năng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.